Từ thần linh địa phương trong thời đại đồ sắt đến thuyết độc thần Thần_trong_Do_Thái_giáo

Xem thêm: Shituf, Yahweh, và Shema Yisrael

Vị thần hộ quốc của các vương quốc thời đại đồ sắt Israel (Samaria)JudahYahweh. Nguồn gốc chính xác của vị thần này hiện còn đang gây tranh cãi, các nguồn gốc được đưa ra đều ở khoảng đầu thời đại đồ sắt và thậm chí vào thời đồ đồng muộn.[1][2] Tên gọi này có thể bắt nguồn từ tên tục của Thần El, vị đứng đầu các thần trong Canaan giáo, nhưng những sự đề cập sớm hơn nằm trong các văn bản Ai Cập xếp Thiên Chúa vào giữa những người du cư của vùng nam Ngoại Jordan.[3]

Sau khi phát triển từ đạo thờ một thần,[4] Do Thái giáo trở nên độc thần tuyệt đối. Chưa có một sự nhất trí về mặt học thuật liên quan đến nguồn gốc của thuyết độc thần ở vùng Israel cổ, nhưng Yahweh "rõ ràng đến từ thế giới của các thần thuộc khu vực Cận Đông Cổ đại."[5]

Việc thờ phụng nhiều vị thần (thuyết đa thần) và ý niệm về Thiên Chúa đa ngôi (như trong thuyết Ba Ngôi) đều không được chấp nhận trong Do Thái giáo. Ý tưởng Thiên Chúa có hai ngôi hay ba ngôi là dị giáo trong đạo Do Thái – bị coi là gần với thuyết đa thần.

Thiên Chúa, nguồn gốc của vạn vật, là một. Một ở đây không phải một chuỗi, cũng không phải một loài, hay giống một vật được cấu thành bởi nhiều yếu tố, hay một vật đơn giản đơn nhất tuyệt nhiên không thể phân chia. Thiên Chúa là một hợp thể không giống bất kỳ hợp thể nào khác. (Maimonides, 13 nguyên tắc đức tin, Nguyên tắc thứ hai)[6]

Bởi vì, theo quan niệm thần bí, mọi sự tồn tại khởi nguồn từ Thiên Chúa, Thiên Chúa tồn tại không phụ thuộc vào bất kỳ thứ gì, một vài nhà hiền triết Do Thái coi Thiên Chúa giao hòa với vũ trụ, đó được cho là sự hiển linh của Thiên Chúa. Dựa theo lối phán đoán thần học này, Do Thái giáo có thể được nhìn nhận là tương thích với thuyết bán phiếm thần,[cần dẫn nguồn] trong khi luôn luôn khẳng định thuyết độc thần đích thực.

Truyền thống Kabbalah cho rằng thần thánh bao gồm mười sefirot (thuộc tính hay khởi nguyên). Đây có thể là một tuyến của Do Thái giáo đi ngược lại cam kết độc thần triệt để, nhưng những người Kabbalah luôn nhất nhất nhấn mạnh rằng truyền thống của họ là hoàn toàn độc thần.[7]

Bất kỳ niềm tin nào rằng có thể có một bên trung gian giữa con người và Thiên Chúa, dù ở mức độ cần thiết hay tùy nghi, đều vốn bị cho là dị giáo. Maimonides viết

Thiên Chúa là đấng duy nhất chúng ta phải phụng sự và nguyện cầu....Chúng ta không được làm như thế đối với bất kỳ thứ gì thấp hơn Thiên Chúa, dù đó có là thiên thần, một vì sao, hay một trong các nguyên tố.....Không có bất kỳ trung gian nào giữa chúng ta và Thiên Chúa. Tất cả lời khấn của chúng ta sẽ hướng trực tiếp đến Thiên Chúa; không một thứ nào khác nên được xem xét tới nữa.[8]

Một số giáo chức rabbi không đồng tình với cái nhìn này. Đáng chú ý, Nachmanides có ý kiến rằng sẽ là chấp nhận được nếu nhờ thiên thần đại diện cho chúng ta khẩn cầu với Thiên Chúa. Luận điểm này được minh chứng trong một lời khấn Selichot có tên "Machnisay Rachamim", một yêu cầu tới thiên thần xin khấn giùm đến Thiên Chúa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần_trong_Do_Thái_giáo http://www.librarything.com/work/1583080 http://plato.stanford.edu/archives/fall2013/entrie... http://www.ajcarchives.org/ajc_data/files/913.pdf http://www.chabad.org/library/article_cdo/aid/6756... http://www.chabad.org/library/article_cdo/aid/9049... http://www.jewfaq.org/g-d.htm http://www.pewforum.org/files/2013/05/report-relig... //www.worldcat.org/oclc/1497829 //www.worldcat.org/oclc/21039224 https://books.google.com/?id=JBhY9BQ7hIQC&printsec...